Giữa lòng đô thị cổ yên bình, Hội An mang đến một không gian kiến trúc đầy mê hoặc – nơi ba nền văn hóa Việt, Nhật và Hoa hòa quyện trong từng mái nhà, góc phố. Mỗi công trình nơi đây không chỉ là dấu ấn thẩm mỹ, mà còn là chứng tích sống động của một thời kỳ giao thương phồn thịnh. Hãy cùng Hotel Royal Hội An Gallery khám phá vẻ đẹp kiến trúc độc đáo ấy qua từng lớp thời gian, từng chi tiết chạm khắc mang đậm bản sắc Á Đông.
Table of Contents
ToggleCác phong cách kiến trúc theo giai đoạn lịch sử
Phố cổ Hội An tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn yên bình, là một trong những đô thị cổ hiếm hoi của Đông Nam Á còn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc truyền thống. Kiến trúc tại đây phản ánh rõ nét sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của từng thời kỳ, tạo nên một “bảo tàng kiến trúc sống” độc nhất vô nhị tại Việt Nam.
Trước khi đi vào nội dung chi tiết, hãy cùng Hotel Royal Hội An Gallery xem qua bảng so sánh các công trình kiến trúc qua từng thời kỳ:
Tiêu chí | Nhà trệt truyền thống (Thế kỷ XVIII) | Nhà hai tầng thời thương mại (1850–1888) | Kiến trúc chịu ảnh hưởng Pháp (1888–1954) | Giao thoa Đông – Tây (1930 đến nay) |
Số tầng | 1 tầng | 2 tầng (trệt kinh doanh, tầng trên ở) | 2 tầng trở lên | 2 tầng |
Mặt bằng | Ba gian hai chái, có sân trong | Tầng trệt mở rộng để kinh doanh | Kết cấu đối xứng kiểu Pháp | Mặt bằng nhà ống cải tiến |
Mái nhà | Mái ngói âm dương, dốc lớn | Mái ngói âm dương, cao hơn nhà trệt | Mái ngói dốc kiểu Pháp | Mái ngói âm dương kết hợp vật liệu mới |
Vật liệu chính | Gỗ lim, gỗ mít, gạch nung, đá xanh | Gỗ, gạch, lan can gỗ/sắt | Gạch chịu lực, gỗ, ban công sắt uốn, tường sơn sáng | Xi măng, sắt, kính, gạch men |
Chi tiết mặt tiền | Hiên rộng, cửa lớn gỗ truyền thống | Đối xứng, lam gió tầng hai, ban công nhỏ | Ban công sắt, cửa gỗ lớn, chi tiết uốn cong | Cửa kính lớn, lan can sắt, đường nét tối giản |
Ảnh hưởng kiến trúc bên ngoài | Thuần Việt, thích nghi khí hậu | Ảnh hưởng nhẹ từ phương Tây | Phong cách thuộc địa Pháp | Giao thoa phương Đông – phương Tây |
Công trình tiêu biểu | Nhà cổ Đức An | Các nhà phố trên đường Trần Phú | Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh | Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên |
Chức năng chính | Sinh hoạt gia đình | Kinh doanh + sinh hoạt | Nhà ở, cơ sở hành chính | Ở kết hợp buôn bán, thẩm mỹ hiện đại |
Kiến trúc nhà trệt truyền thống (thế kỷ XVIII)
Kiến trúc nhà trệt truyền thống ở Hội An vào thế kỷ XVIII là kiểu nhà một tầng có mái ngói âm dương, khung gỗ và mặt bằng bố trí theo dạng “ba gian hai chái”. Đây là thời kỳ hình thành sớm của phố thị ven sông, khi cư dân Đại Việt đến định cư và phát triển các hoạt động sản xuất, giao thương quy mô nhỏ.
Kiểu kiến trúc nhà ở này thường được xây dựng nằm sát mặt đường, có cửa lớn phía trước, hiên nhà rộng và có sân trong, tạo sự lưu thông không khí trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Kết cấu của nhà trệt không cầu kỳ nhưng được xây dựng chắc chắn, với vật liệu truyền thống như gỗ lim, gỗ mít, gạch nung và đá xanh. Phần mái nhà thường thấp, có độ dốc lớn để thoát nước nhanh trong mùa mưa.
Nếu có dịp du lịch Hội An, bạn có thể đến tham quan nhà cổ Đức An trên đường Trần Phú, để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc vào thời kỳ này.

Kiến trúc nhà hai tầng thời thương mại (1850–1888)
Giai đoạn từ 1850 đến 1888 là thời kỳ phố cổ Hội An bước vào thời điểm phát triển thương mại mạnh mẽ, đặc biệt với vai trò là cửa ngõ buôn bán của vùng Duyên hải miền Trung. Kiểu nhà hai tầng xuất hiện phổ biến trong giai đoạn này như một giải pháp vừa mở rộng không gian sống, vừa phục vụ mục đích kinh doanh, lưu trữ hàng hóa.
Các ngôi nhà hai tầng thường bố trí tầng trệt làm nơi kinh doanh, như cửa tiệm, cửa hàng hoặc nơi tiếp khách. Trong khi đó, tầng trên là không gian ở và làm việc của gia đình thương nhân.
Về mặt kiến trúc, những ngôi nhà hai tầng này vẫn giữ nguyên các đặc trưng truyền thống như khung gỗ, tường gạch, mái ngói âm dương, nhưng có phần cao ráo và bề thế hơn so với nhà trệt. Mặt tiền thường thiết kế theo tỷ lệ đối xứng, có cửa gỗ lớn mở ra phố và cửa sổ gỗ hoặc lam gió ở tầng hai. Một số nhà có ban công nhỏ, lan can bằng gỗ hoặc sắt, thể hiện ảnh hưởng nhẹ từ kiến trúc phương Tây lúc bấy giờ.

Kiến trúc nhà hai tầng thời thương mại ở Hội An vào những năm 80
Kiến trúc chịu ảnh hưởng Pháp (1888–1954)
Từ năm 1888, khi Trung Kỳ trở thành xứ bảo hộ thuộc Liên bang Đông Dương, kiến trúc thuộc địa Pháp bắt đầu “len lỏi” vào các đô thị Việt Nam, trong đó có Hội An. Dù mức độ đô thị hóa ở Hội An không mạnh như Huế hay Đà Nẵng, nhưng phong cách kiến trúc Pháp vẫn để lại dấu ấn rõ nét trong một số công trình dân dụng, cơ sở hành chính và nhà ở của tầng lớp thương nhân.
Các công trình xây dựng trong giai đoạn này có xu hướng sử dụng tường gạch chịu lực, cửa gỗ, mái ngói lợp dốc, ban công sắt uốn, tường sơn sáng màu. Tuy nhiên, điểm thú vị là nhiều ngôi nhà theo kiểu “thuộc địa” ở Hội An lại do chính các thương nhân người Hoa giàu có xây dựng, chứ không phải trực tiếp do người Pháp thiết kế hay quản lý thi công.
Một công trình tiêu biểu thể hiện phong cách này là Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, tọa lạc trên đường Trần Phú.

Kiến trúc giao thoa Đông – Tây (từ 1930 đến nay)
Từ thập niên 1930, kiến trúc phố cổ Hội An bắt đầu xuất hiện xu hướng giao thoa giữa nét truyền thống phương Đông và ảnh hưởng hiện đại từ phương Tây. Sự thay đổi này phản ánh nhu cầu sinh hoạt mới và gu thẩm mỹ đang dần thay đổi của các gia đình buôn bán và tầng lớp trung lưu trong đô thị cổ.
Các công trình tiêu biểu vẫn giữ kiểu nhà ống hai tầng, mái ngói âm dương, khung gỗ truyền thống, nhưng mặt tiền được cách tân với cửa kính lớn, lan can sắt và chi tiết kiến trúc tối giản, vuông vắn. Vật liệu xây dựng như xi măng, gạch men, kính và sắt bắt đầu được sử dụng phổ biến. Tiêu biểu cho phong cách này là nhà cổ Diệp Đồng Nguyên – công trình có mặt ngoài hiện đại nhưng bên trong vẫn giữ bố cục ba gian và không gian thờ tự truyền thống.

Những nét đặc trưng về kiến trúc phố cổ Hội An
Nhà ở trong phố cổ Hội An vừa là nơi cư trú, vừa phản ánh lối sống buôn bán đặc trưng của cư dân phố Hội. Kiến trúc và cách tổ chức không gian thể hiện rõ sự thích nghi với khí hậu và nhu cầu kinh doanh gắn liền với sinh hoạt gia đình. Sau đây là những kiến trúc đặc trưng mà khi bạn đặt chân đến vùng đất này thì mới cảm nhận được:
Nhà phố cổ
Nhà phố cổ là loại hình kiến trúc đặc trưng, góp phần định hình diện mạo của khu đô thị Hội An. Các ngôi nhà này được xây dựng theo kiểu nhà ống hai tầng, với mặt tiền hẹp, chiều sâu lớn, tạo thành những dãy nhà san sát nhau dọc các tuyến phố nhỏ như Trần Phú, Nguyễn Thái Học, hay Bạch Đằng.
Về mặt cấu trúc kiến trúc, nhà phố cổ thường sử dụng khung gỗ lim, tường gạch nung, và mái ngói âm dương – thiết kế không chỉ bền vững mà còn thích ứng tốt với khí hậu miền Trung Việt Nam (nóng ẩm, mưa nhiều). Không gian bên trong được phân chia rõ thành ba khu vực chức năng:
- Khu vực phía trước phục vụ buôn bán;
- Khu vực giữa là không gian sinh hoạt gia đình
- Khu vực sau dành cho thờ cúng tổ tiên hoặc sân trong giúp lưu thông khí.
Tuy nhà phố cổ có vẻ ngoài đơn giản, nhưng các chi tiết nội thất như cửa gỗ, mái hiên, hoành phi và hoa văn trang trí đều được chạm khắc tinh xảo, thể hiện rõ bản sắc văn hóa Á Đông.

Kiến trúc các di tích lịch sử
Các di tích lịch sử trong phố cổ Hội An gồm hội quán, nhà thờ tộc, chùa và miếu, phản ánh rõ nét sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa – Nhật. Mỗi công trình đều có phong cách kiến trúc riêng.
Loại di tích | Ví dụ tiêu biểu | Phong cách kiến trúc | Mục đích sử dụng | Đặc Điểm Nổi Bật |
Hội quán người Hoa | Hội quán Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu | Trung Hoa cổ điển: tam quan, mái đao cong | Sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng | Trang trí rồng, phượng, phù điêu gốm sứ, tượng thần |
Nhà thờ tộc Việt | Nhà thờ tộc Trần, tộc Nguyễn | Kiến trúc truyền thống Việt, mộc mạc | Thờ cúng tổ tiên, gìn giữ gia phong | Sân vườn rộng, tường rào, gian thờ chính uy nghiêm |
Chùa, miếu Việt | Chùa Ông, miếu Quan Công | Gần gũi dân gian, vật liệu đơn sơ | Tín ngưỡng Phật giáo và dân gian | Mái ngói, cột gỗ, không gian nhỏ, đậm chất tâm linh Việt |
Dù được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước, hầu hết các công trình này vẫn giữ được giá trị nguyên gốc qua nhiều lần trùng tu, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của phố cổ Hội An.

Kiến trúc đường phố
Phố cổ Hội An được quy hoạch theo mô hình ô bàn cờ cổ điển, với hệ thống các tuyến đường ngắn – hẹp – giao nhau vuông góc, tạo nên một cấu trúc đô thị vừa khoa học, vừa thân thiện với người đi bộ. Kiểu bố trí này cho phép phân tách rõ ràng giữa khu nhà ở, khu buôn bán, và các công trình tín ngưỡng cộng đồng, đồng thời giúp giao thông nội bộ trở nên linh hoạt và dễ tiếp cận.
Các tuyến phố chính như Trần Phú, Nguyễn Thái Học, hay Bạch Đằng chạy song song với sông Thu Bồn, được lát bằng đá phiến hoặc nền đất nện truyền thống, tạo nên vẻ đẹp mộc mạc nhưng bền vững. Hai bên đường là những dãy nhà ống truyền thống, mặt tiền hướng ra đường, tạo nên không gian mở – thích hợp với hoạt động thương mại – giao thương từ thời xa xưa.

Các công trình kiến trúc tiêu biểu
Trong lòng phố cổ Hội An, nhiều công trình kiến trúc di sản vẫn còn giữ nguyên giá trị thẩm mỹ và lịch sử, trở thành những biểu tượng văn hóa không thể thiếu trong trải nghiệm của du khách.
- Chùa Cầu Hội An: được xây dựng từ thế kỷ XVII – là công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam khi kết hợp kiến trúc Nhật Bản với kỹ thuật dựng cầu bằng gỗ truyền thống. Nổi bật nhất là miếu thờ nằm trên thân cầu, cùng phần mái cong lợp ngói âm dương, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa công năng giao thông và tâm linh.
- Hội quán Phúc Kiến: đại diện cho sự thịnh vượng của cộng đồng người Hoa tại Hội An – có kiến trúc được bố trí theo dạng chữ Tam với nhiều lớp không gian đan xen. Chính điện được trang trí rực rỡ bằng phù điêu, lư hương, đèn lồng và tượng thần, thể hiện niềm tin tâm linh và quyền lực cộng đồng.
- Nhà cổ Tấn Ký : là hình mẫu của nhà buôn Hội An thế kỷ XIX, nơi giao thoa giữa kiến trúc Việt – Hoa – Nhật, với không gian bán hàng phía trước, sinh hoạt ở giữa, thờ cúng phía sau. Ngôi nhà được bảo tồn nguyên trạng suốt 7 đời.
- Nhà thờ tộc Trần : là di tích mang đậm văn hóa thờ phụng tổ tiên trong các dòng họ Việt. Công trình có khuôn viên rộng, chính điện trang nghiêm, là nơi lưu giữ gia phả, đồ thờ và giá trị truyền thống gia phong.
Mỗi công trình không chỉ là điểm tham quan kiến trúc mà còn là mảnh ghép sống động tái hiện lịch sử phát triển, bản sắc đô thị cổ Hội An, và phản ánh rõ sự giao thoa văn hóa Á Đông.

Hotel Royal Hội An Gallery - Khu nghỉ dưỡng 5 sao với công trình kiến trúc độc đáo
Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi lưu trú khi đến Hội An, Hotel Royal Hội An Gallery là lựa chọn không thể bỏ qua. Với thiết kế tinh tế lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu lịch sử giữa Sotaro Araki và công chúa Ngọc Hoa, Hotel Royal Hội An Gallery không chỉ cung cấp một nơi nghỉ ngơi sang trọng mà còn mang đến cho du khách trải nghiệm văn hóa Việt - Nhật độc đáo.

Với giường ngủ êm ái và tiện nghi chất lượng, phòng Deluxe hướng tầm nhìn ra khu phố cổ Hội An.
(Tầm nhìn hạn chế tại phòng Deluxe dãy Wakaku)
- 30-34 m²
- 3 Người lớn
Khách sạn có tổng cộng 187 phòng và suite, mỗi phòng đều được trang trí lộng lẫy. Ngoài ra, Hotel Royal Hội An Gallery còn có các dịch vụ và tiện ích đẳng cấp khác, sẵn sàng phục vụ quý khách khi lưu trú tại đây:
- Wakaku (nhà hàng Nhật Bản): Đặc biệt giá cực mềm nhưng các món ăn đều đạt chất lượng 5 sao.
- Faifo Café: Nhà hàng phục vụ các món ăn quốc tế và Việt Nam mở cửa cả ngày, nơi bạn có thể thưởng thức buffet tự chọn trong không gian bếp mở độc đáo.
- The Deck: Là rooftop bar cao nhất Hội An, nơi bạn có thể thưởng thức những ly cocktail và ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao.
- River Bar: Quầy bar bên bể bơi với không gian thư giãn, cung cấp các loại cocktail độc đáo và đồ uống địa phương.
- The Attic Bar: Địa điểm lý tưởng để thưởng thức các loại đồ uống cao cấp với tầm nhìn ngoạn mục ra phố cổ Hội An cùng dòng sông thơ mộng
- Woosah Spa: Thiên đường thư giãn, nơi cung cấp các phương pháp trị liệu giúp bạn khôi phục năng lượng và phục hồi sức khỏe.
- Executive Lounge (Phòng chờ dành cho giám đốc điều hành): Không gian sang trọng dành riêng cho những khách lưu trú tại các phòng Royal Deluxe, Deluxe Suite, 2 Bedrooms Suite. Nằm trên tầng 8 của cánh Wakaku, Executive Lounge mang đến tầm nhìn toàn cảnh dòng sông Thu Bồn và Hội An, tạo nên một nơi lý tưởng để thư giãn hoặc làm việc.
Khách sạn cũng tổ chức các hoạt động trải nghiệm như Lớp học pha chế cà phê Việt Nam, viết thư pháp, vẽ quạt, làm đèn lồng và vẽ mặt nạ nghệ thuật. Tất cả đều mang lại cho bạn tất cả đều mang lại cho bạn cơ hội khám phá và thưởng thức văn hóa địa phương một cách sâu sắc và đáng nhớ.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vẻ đẹp kiến trúc đặc sắc của phố cổ Hội An. Qua những chia sẻ này, Hotel Royal Hội An Gallery mong rằng bạn sẽ được truyền cảm hứng để khám phá và trải nghiệm trực tiếp những di sản văn hóa tuyệt vời mà Hội An mang lại.
Xem thêm: